banner chính
banner chính
banner chính
Banner
Banner chính
Banner chính
Banner chính
Banner chính

Đặt phòng online

Đặt phòng
Trả phòng
Số phòng
Người lớn

Phòng nổi bật

Superior Double Room

Giá từ 1.100.000 VNĐ

Deluxe Double Room

Giá từ 1.400.000 VNĐ

Du lịch Hồ Hoàn Kiếm

03/05/2018 22:58

 

Trước kia, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm ) còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh)… Đến thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần. Nơi đây như một chứng nhân lịch sử và làm nên nét cổ kính của mảnh đất Hà thành.

 

binh anh hotel

 

Cách đi đến hồ Hoàn Kiếm

 

binh anh hotel

 

Hồ Hoàn Kiếm là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, vì vậy các bạn có thể đến đây dễ dàng bằng phương tiện cá nhân hay phương tiện công cộng. Hãy tìm hiểu các chuyến xe buýt từ nơi bạn ở đến xung quanh bờ hồ vì ở đây xe buýt khá nhiều và thuận tiện.

 

Một vài lưu ý khi đi xe buýt:

Không mang hành lý cồng kềnh, gia súc, gia cầm hay những loại hàng hóa có mùi khó chịu lên xe.

Lên cửa trước, xuống cửa sau; hạn chế đứng gần cửa xuống bởi có thể cản trở người khác hoặc có thể bị móc túi.

Nếu bạn mua vé lượt thì sau khi nhận vé từ nhân viên bán vé, bạn nên giữ lại cẩn thận để phòng trường hợp có thanh tra kiểm tra. Không nên chỉ đưa tiền mà không nhận vé từ nhân viên bán vé.

Trên xe, bạn nhớ chú ý hành lý của mình; tránh bị móc túi.

Nếu bạn cần sự tư vấn về lộ trình cũng như điểm dừng, bạn nên hỏi nhân viên bán vé để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

 

binh anh hotel

 

Đi lại tại hồ Hoàn Kiếm

 

Xe điện

Xe đi qua 28 tuyến phố thương mại, 13 phố nghề, 22 đình, 9 đền, 3 chùa, 8 di tích lịch sử, thắng cảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân. Mỗi ô tô điện chở được 8 người, đi trong khoảng thời gian   35 – 60 phút/chuyến.

Thời gian hoạt động ban ngày từ 8h30 – 16h30, buổi tối từ 19h – 23h; thời gian xe dừng đỗ tại các điểm là 20 giây.

Điểm xuất phát là nhà ga ô tô điện đường đôi Đinh Tiên Hoàng (gần đài phun nước trên quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục).

 

Xích lô

 

Dạo phố bằng xích lô vừa thong dong hóng mát vừa đủ để các bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Nhưng cần lưu ý nhé vì bây giờ ở Hà Nội cũng có nhiều xích lô nhái thương hiệu và giá lại đắt. Các bạn nên chọn những hãng có uy tín, tên công ty đầy đủ, có biển số xe rõ ràng. Ngoài ra, trước khi lên xe, bạn nên thương lượng trước với tài xế về giá cả.

 

Điểm tham quan

 

Từ hồ Hoàn Kiếm, các bạn có thể đi dạo bộ quanh hồ hoặc tham quan các điểm dưới đây:

Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 trên gò Rùa và chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật, phía trên cửa tháp có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Bạn chỉ có thể chiêm ngưỡng tháp Rùa từ xa.

Đảo Ngọc Sơn – Đền Ngọc Sơn: Đảo Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc hồ, nền cung Thụy Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt để trả thù chúa Trịnh). Trong đền thờ Văn Xương Đế Quân, Trần Hưng Đạo, Lã Đồng Tân, Quan Công…

Cầu Thê Húc : là chiếc cầu dẫn ra đảo Ngọc Sơn do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865, được làm bằng gỗ, sơn đỏ.

Tháp Bút: cao 9m, trên tháp có 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (Viết lên trời xanh), được xây trên một gò đất nhỏ.

Đài Nghiên: Ngay tại lớp cổng thứ ba từ ngoài đường Đinh Tiên Hoàng đi vào đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ nhìn thấy trên cổng có 2 chữ nghiễn đài (tức là Đài Nghiên). Bên dưới 2 chữ đó là một bức cuốn thứ có 64 chữ đắp nổi. nhìn lên cao sẽ thấy một khối đá sẫm màu. Đó chính là nghiên mực đặt trên Đài Nghiên, là một biểu tượng văn chương tương xứng với Tháp bút.

Tháp Hòa Phong: nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, là một di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân mà bây giờ là bưu điện Hà Nội (một ngôi chùa lớn xây năm 1842).

Đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện) nằm ở số nhà 59 Đinh Tiên Hoàng đối diện . là một trong những ngôi đền Mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta, thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.

Vườn hoa Lý Thái Tổ – Tượng Lý Thái Tổ được xây dựng năm 2004 nhằm tôn vinh vua Lý Công Uẩn – vị Hoàng đế đã có công lớn trong việc dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Tượng đài Lý Thái Tổ đặt trong vườn hoa; đây là điểm sinh hoạt, vui chơi mang tính cộng đồng của người dân Hà Nội.

Nhà hát Lớn Hà Nội là lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm lắm được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng nhỏ hơn. trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.

Tràng Tiền Plaza là một trong những trung tâm mua sắm lớn và sang trọng bậc nhất Hà Nội, nếu buổi tối, các bạn đi qua đây sẽ thấy choáng ngợp bởi vô số ánh đèn rất đẹp mắt.

Phố cổ Hà Nội: Bên canh hồ Gươm là 1 loạt các dãy phố cổ – nét đặc trưng nhất của hà Nội (tham khảo….)

Nhà hát múa rối Thăng Long: là một trong những địa điểm biển diễn nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng nhất Việt Nam. Nhà hát mở cửa tất cả các ngày trong tuần và có đến tối đa 6 suất diễn trong ngày.

Phố Đinh Lễ: được mệnh danh là “thiên đường” của sách, đa dạng chủng loại từ sách chuyên ngành, văn hoá, lịch sử, triết học, kinh tế… đến những cuốn sách kinh điển hay những tác phẩm văn học hiện đại…Đặc biệt giá sách ở đây rất rẻ, chất lượng sách tốt.

Kem Tràng Tiền: Kem Tràng Tiền được biết đến là thương hiệu nổi tiếng của Hà Nội, nơi đây không bao giờ vắng khách, đông nhất là vào chiều tối. Mỗi buổi chiều người ăn kem chen nhau xếp hàng mua kem kéo dài từ trong ra tận ngoài đường – vừa đứng vừa ăn kem.

 

Giống như một hình ảnh khó phai trong lòng người dân Hà Nội cũng như khách du lịch, hồ Hoàn Kiếm trở nên thân thuộc hơn bao giờ hết. Đây là một điểm du lịch mà bạn sẽ không thể bỏ lỡ nếu đến thăm Hà Nội. Hãy lựa chọn Bình Anh hotel là nơi để gửi trọn sự thư giãn sau chuyến du lịch đầy thú vị với vị trí ngay 50 Thi Sách.

 

 

Xem thêm:

>> Tấm lòng nhiệt huyết của người làm chủ

>> Những điều cấm kỵ để tránh điềm xui khi ở khách sạn

Thong ke