banner chính
banner chính
banner chính
Banner
Banner chính
Banner chính
Banner chính
Banner chính

Đặt phòng online

Đặt phòng
Trả phòng
Số phòng
Người lớn

Phòng nổi bật

Superior Double Room

Giá từ 1.100.000 VNĐ

Deluxe Double Room

Giá từ 1.400.000 VNĐ

Điểm danh những lễ hội đặc sắc trên thế giới

27/11/2016 16:29

1.    Lễ hội thả đèn trời Yi Peng (Thái Lan)

Yi Peng là một dạng đặc biệt của Loy Krathong. Hàng năm, lễ hội này được tổ chức vào đêm rằm tháng 12 theo lịch Thái (vào khoảng tháng 11 Dương lịch) trên khắp Thái Lan và ở một số vùng của Lào và Myanmar.

Sau lễ hội Songkran vào dịp Tết truyền thống, Lễ hội Loy Krathong là lễ hội lớn thứ 3 trong năm, và cũng là một trong những lễ hội đẹp nhất, màu sắc nhất và cổ nhất của vương quốc Thái Lan, mang nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái.


Ở thành phố Chiang Mai phía Bắc Thái Lan nơi có cố đô của vương quốc Lan Na, Loy Krathong ở đây có nghi thức khác thường là thả đèn trời kiểu Lanna với niềm tin rằng khi những chiếc đèn lồng bồng bềnh trên không sẽ mang theo những phiền não của cư dân trong cộng đồng bay mất.

2.    Lễ hội nghệ thuật Ágitagueda (Bồ Đào Nha)

Tại Bồ Đào Nha, cứ mỗi dịp tháng 7 hàng năm, hàng nghìn chiếc ô lại xòe tán khoe sắc rợp đường phố, thu hút hàng triệu khách du lịch. Đây là hoạt động của một phần của lễ hội nghệ thuật Ágitagueda được tổ chức ở Águeda, Bồ Đào Nha bắt đầu từ năm 2010.


3.    Lễ hội màu sắc Holi (Ấn Độ)

Lễ hội màu sắc (Holi Festival) là lễ hội hàng năm của người Hindu được tổ chức khắp nơi tại Ấn Độ (chủ yếu ở Ấn Độ và Nepal) vào dịp trung tuần tháng 3. Vào dịp này, những người tham gia lễ hội sẽ ném bột màu hoặc pha màu với nước và ném vào nhau. Người nào nhận được càng nhiều màu thì coi như năm đó sẽ có nhiều may mắn. Ý nghĩa của lễ hội là để chào mừng mùa xuân với đủ loại sắc màu trong cuộc sống.


4.    Lễ hội Ánh sáng mùa đông (Osaka, Nhật Bản)

Năm 2013, dịp kỷ niệm 10 năm khai sinh, lễ hội đã thu hút tới 4 triệu lượt khách đến Nakanoshima – hòn đảo trung tâm Osaka nằm giữa 2 con sông, và gần 2 triệu khách đến Midosuji – đại lộ trung tâm thành phố Osaka. Điều này đã tạo nên một điểm nhấn lớn giữa mùa đông lạnh giá của Nhật Bản.


Bắt đầu từ năm 2013, Lễ hội cũng được tổ chức với tên gọi chính thức Festival of Light in Osaka. Các chương trình chiếu sáng ở mỗi khu vực sẽ được thống nhất về thời gian trình diễn, màu sắc.

Đây không chỉ là một sự kiện đơn thuần của thành phố mà sẽ đóng vai trò mới như một phương thức quảng bá du lịch Osaka, nâng cao nhận thức của khách du lịch trong nước và quốc tế, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường của công dân và khuyến khích, thúc đẩy du lịch Nhật Bản phát triển.

5.    Lễ hội chó săn Golden Retriever (Scotland)

Golden Retriever là giống chó có kích thước trung bình. Chúng có khả năng truy tìm và phát hiện con mồi rất nhạy bén nên có thể làm chó đặc vụ để dò tìm ma túy. Đặc điểm chung của loài này là rất hiền lành và thông minh, trung thành và thích chơi đùa. Lễ hội được tổ chức bởi Câu lạc bộ Golden Retriever của Scotland hàng năm kể từ năm 2006.


6.    Lễ hội ngắm hoa anh đào (Nhật Bản)

Vẻ đẹp mong manh nhưng rực rỡ của hoa anh đào nở vào mỗi độ xuân về như lời mời chào du khách khắp nơi đến thưởng ngoạn. Thông thường từ ngày 3 đến 10/4 hàng năm là thời điểm hoa anh đào Nhật Bản nở đẹp nhất.

Những điểm lý tưởng để ngắm hoa ở thủ đô Tokyo là công viên Ueno, sông Meguro, cung điện Imperial, khu vườn của khách sạn New Otani... Ngày khai hội sẽ chỉ được thông báo dựa trên những mẫu cây anh đào đại diện ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa.


7.    Lễ hội quái vật mùa đông (Hungary)

Lễ hội Busójárás được tổ chức vào tháng 2 hàng năm, tại một thị trấn nhỏ ở Hungary có tên gọi là Mohác. Tương truyền, lễ hội này mô phỏng lại những trận đánh oanh liệt của dân làng khi đó. Họ mặc áo trông giống quái vật và đi đánh lại sự xâm lược của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào dịp lễ hội, người phụ nữ trong vùng sẽ ăn mặc như những người Ottoman (ở Thổ Nhĩ Kỳ) và nhảy các điệu múa truyền thống Kolo. Còn người dân sẽ mặc quần áo giống như quái vật hai sừng và đi lang thang trong thành phố hay nhảy múa những điệu múa dân gian.

Lễ hội kéo dài một tuần và kết thúc trước Lễ Tro. Người dân ở nơi đây tin rằng chỉ làm như thế, những ma quỷ lang thang tại đây sẽ sợ hãi mà chạy trốn mất, cũng như sẽ xua đuổi được những điều không may mắn.


8.    Lễ hội thả đèn hoa đăng (Honolulu, Hawaii)

Trên mỗi chiếc đèn lồng có tên của những người thiệt mạng vì chiến tranh, thiên tai và lời chúc yên bình ở thế giới bên kia. Lễ hội được tổ chức hơn 1 thập kỷ qua vào ngày 26/5 hằng năm ở công viên Ala Moana Beach Park.


9.    Lễ hội mùa đông Sapporo (Nhật Bản)

Đến với lễ hội này, du khách sẽ được thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc từ băng tuyết vô cùng độc đáo, mô phỏng các công trình kiến trúc, các kỳ quan nổi tiếng của thế giới, được vui đùa cùng tuyết, chơi các trò chơi thú vị. Mỗi năm có khoảng 200 tác phẩm được giới thiệu. Lễ hội kéo dài 1 tuần tại công viên Odori, Sapporo.


10.    Lễ hội người chết Día De Los Muertos (Mexico)

Người dân Mexico tin rằng cuộc đời chỉ như một giấc mộng, các linh hồn sau khi lìa khỏi thân xác sẽ tới cõi vĩnh hằng và chờ đến ngày có thể trở về nhà thăm thân nhân của họ. Dù mang tên gọi rùng rợn, bao trùm lễ hội này lại là một không khí ấm áp, vui vẻ của tình thân.

Trước đây, Día de Los Muertos được tổ chức vào mùa hè, nhưng sau đó người Tây Ban Nha đã chuyển lễ hội sang 2/11 để phù hợp với ngày dành cho các linh hồn trong đạo Công giáo. Ngày nay, Lễ hội người chết được tổ chức rầm rộ ở Mexico, các nước Trung Mỹ, và một số nơi ở Mỹ.


11.    Lễ hội khinh khí cầu quốc tế (Albuquerque,Mỹ)

Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Albuquerque là lễ hội kinh khí cầu lớn nhất thế giới, được tổ chức thường niên vào tuần lễ đầu tiên trong tháng 10 tại thành phố Albuquerque, bang New Mexico, Mỹ.

Năm nay lễ hội này sẽ diễn ra trong vòng 9 ngày, từ 4 đến 13/10. Hàng trăm chiếc khí cầu nhiều màu sắc sẽ tập trung tại đây cùng với hơn 500.000 người từ khắp nơi trên thế giới đến để tận mắt chứng kiến bữa tiệc đầy màu sắc.

Tới lễ hội, ngoài việc được thưởng thức màn biểu diễn của những “quả bóng hơi” nhiều màu sắc lơ lửng trên cao, du khách còn được thưởng thức nhiều buổi hòa nhạc thú vị, khám phá văn hóa ẩm thực đặc sắc của thành phố.

  
12.    Lễ hội Burning Man (Nevada, Mỹ)

Burning Man là một lễ hội đầy tính văn hoá, là sân chơi của các nghệ sĩ thế giới đến từ mọi lĩnh vực như âm nhạc, mỹ thuật, khiêu vũ, kiến trúc… Nó được tổ chức hàng năm và kéo dài trong 1 tuần từ ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 8 đến ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9.

Burning Man diễn ra tại sa mạc Nevada - một sân chơi khổng lồ để các nghệ sĩ mặc sức xây dựng tác phẩm nghệ thuật của mình. Các tác phẩm nghệ thuật sẽ dần dần được đốt cháy hết trong quá trình diễn ra lễ hội để khi nó kết thúc thì sa mạc cũng được trả lại vẻ yên bình vốn có.


13.    Lễ hội hoa Fuji Shibazakura (Nhật Bản)

Ở gần Hồ Motosu, dưới chân núi Phú Sĩ có một khu vực mà loại hoa shibazakura mọc rất nhiều. Khi mà bông hoa đầu tiên chớm nở hàng năm cũng là lúc lễ hội Fuji Shibazakura được tổ chức. Shibazakura mọc rất dày, mọc lan rộng bao phủ mặt đất như những thảm cỏ.


Hình dáng và những chiếc cánh dễ thương của loại hoa này gần giống hoa anh đào nhưng có thể đổi màu liên tục, lúc thì màu hồng, trắng rồi lại phớt tím. Có khoảng 800 nghìn cây hoa shibazakura bao phủ toàn bộ diện tích hơn 2,4 ha. Tại các vườn hoa này có lối dành cho người đi bộ nên du khách có thể thoải mái đi giữa những luống hoa chụp hình và ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của núi Phú Sĩ.

14.    Lễ hội té nước Songkran (Thái Lan)

Du lịch Thái Lan vào dịp từ 13/4 đến 15/4 hàng năm, bạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng người dân đổ ra đường dội nước vào nhau cùng với lời chúc mừng năm mới "Sawasdee Pee Mai!". Mặc dù được tổ chức trên khắp đất nước nhưng lễ hội Songkran có đôi chút khác biệt ở các vùng miền của Thái Lan.

Lễ té nước Songkran là một truyền thống quan trọng với người Thái Lan, mang ý nghĩa rửa sạch tất cả những điều xấu và đón chào một năm mới tốt lành.


15.    Lễ hội voi Jaipur (Ấn Độ)

Lễ hội voi ở Jaipur (Ấn Độ) được tổ chức cùng ngày với lễ hội sắc màu Holi. Vào dịp này, những chú voi sẽ được mặc trang phục thiết kế riêng và đeo những món đồ trang sức lộng lẫy.


16.    Lễ hội người cá (Mỹ)

Lễ hội người cá được tổ chức tại Bắc Carolina đã thu hút rất nhiều người đến xem và tham dự. Trong sự kiện này, các “người cá” sẽ phô diễn những chiếc đuôi cá cầu kỳ, sặc sỡ với chi phí để làm một chiếc ước tính khoảng 4.000 USD (84 triệu đồng).

Để mặc được chúng, người tham dự sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp của người thân. Ngoài ra còn phải sử dụng thêm chất bôi trơn hoặc dầu dừa để “gắn đuôi” dễ dàng hơn.

17.    Lễ hội nhảy qua em bé (Tây Ban Nha)

El Colacho (nhảy qua trẻ sơ sinh) là một lễ hội truyền thống ở ngôi làng Castrillo de Murcia, gần Burgos, phía Bắc Tây Ban Nha. Trong lễ hội này, những em bé 1 tuổi sẽ nằm trên tấm nệm bông trải đầy cánh hoa hồng bằng giấy. Sau đó, những người đàn ông trong trang phục vàng và đỏ, hay còn gọi là El Colacho, nhảy qua các bé. Theo quan niệm xưa, lễ hội nhằm mục đích bảo vệ các bé khỏi quỷ dữ.


18.    Lễ hội Buffet cho khỉ (Thái Lan)

Lễ hội buffet dành cho khỉ ở tỉnh Lopburi (Thái Lan) diễn ra vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11 nhằm thu hút khách du lịch. Những chú khỉ ăn thỏa thích trái cây, thạch hoa quả và đồ uống ưa thích. Khoảng hai tấn trái cây, rau quả được chuẩn bị cho bữa đại tiệc này của những chú khỉ.

Thong ke